Các phép toán cơ bản Ma_trận_(toán_học)

Video
How to organize, add and multiply matrices - Bill Shillito, TED ED[24]

Có một số phép toán cơ bản tác dụng lên ma trận, bao gồm cộng ma trận, nhân một số với ma trận, chuyển vị, nhân hai ma trận, phép toán hàng, và ma trận con.[25]

Phép cộng, nhân một số với ma trận, và ma trận chuyển vị

Phép toánĐịnh nghĩaVí dụ
Cộng hai ma trậnTổng A+B của hai ma trận cùng kích thước m-x-n AB được một ma trận cùng kích thước với phần tử trong vị trí tương ứng bằng tổng của hai phần tử tương ứng của mỗi ma trận:(A + B)i,j = Ai,j + Bi,j, với 1 ≤ i ≤ m và 1 ≤ j ≤ n.

[ 1 3 1 1 0 0 ] + [ 0 0 5 7 5 0 ] = [ 1 + 0 3 + 0 1 + 5 1 + 7 0 + 5 0 + 0 ] = [ 1 3 6 8 5 0 ] {\displaystyle {\begin{bmatrix}1&3&1\\1&0&0\end{bmatrix}}+{\begin{bmatrix}0&0&5\\7&5&0\end{bmatrix}}={\begin{bmatrix}1+0&3+0&1+5\\1+7&0+5&0+0\end{bmatrix}}={\begin{bmatrix}1&3&6\\8&5&0\end{bmatrix}}}

Nhân (vô hướng) một số với ma trậnTích cA của số c (cũng được gọi là vô hướng trong đại số trừu tượng) với ma trận A được thực hiện bằng cách nhân mỗi phần tử của A với c:

(cA)i,j = c • Ai,j.Phép toán này được gọi là nhân vô hướng, nhưng không nên nhầm lẫn với khái niệm “tích vô hướng” hay “tích trong”.

2 ⋅ [ 1 8 − 3 4 − 2 5 ] = [ 2 ⋅ 1 2 ⋅ 8 2 ⋅ − 3 2 ⋅ 4 2 ⋅ − 2 2 ⋅ 5 ] = [ 2 16 − 6 8 − 4 10 ] {\displaystyle 2\cdot {\begin{bmatrix}1&8&-3\\4&-2&5\end{bmatrix}}={\begin{bmatrix}2\cdot 1&2\cdot 8&2\cdot -3\\2\cdot 4&2\cdot -2&2\cdot 5\end{bmatrix}}={\begin{bmatrix}2&16&-6\\8&-4&10\end{bmatrix}}}
Chuyển vịChuyển vị của ma trận m-x-n A là ma trận n-x-m AT (cũng còn ký hiệu là Atr hay tA) tạo ra bằng cách chuyển hàng thành cột và cột thành hàng:

(AT)i,j = Aj,i.

[ 1 2 3 0 − 6 7 ] T = [ 1 0 2 − 6 3 7 ] {\displaystyle {\begin{bmatrix}1&2&3\\0&-6&7\end{bmatrix}}^{\mathrm {T} }={\begin{bmatrix}1&0\\2&-6\\3&7\end{bmatrix}}}

Những tính chất tương tự đối với số thực có thể mở rộng ra đối với phép toán ma trận. Cộng hai ma trận có tính chất giao hoán, hay tổng của các ma trận không phụ thuộc vào thứ tự của phép tính:

A + B = B + A.[26](A + B) + C = A + (B + C)[26]

Phép chuyển vị có thể kết hợp với phép nhân vô hướng, cộng ma trận và nhân ma trận.

(cA)T = c(AT)(A + B)T = AT + BT(AT)T = A(AB)T=BTAT

Nhân ma trận

Minh họa tích ma trận AB của hai ma trận AB.

Phép nhân hai ma trận được xác định khi và chỉ khi số cột của ma trận bên trái bằng số hàng của ma trận bên phải. Nếu A là một ma trận m-x-n và B là một ma trận n-x-p, thì ma trận tích AB là ma trận m-x-p với các phần tử được xác định theo tích vô hướng của hàng tương ứng trong A với cột tương ứng trong B:

[ A B ] i , j = A i , 1 B 1 , j + A i , 2 B 2 , j + ⋯ + A i , n B n , j = ∑ r = 1 n A i , r B r , j {\displaystyle [\mathbf {AB} ]_{i,j}=A_{i,1}B_{1,j}+A_{i,2}B_{2,j}+\cdots +A_{i,n}B_{n,j}=\sum _{r=1}^{n}A_{i,r}B_{r,j}} ,

với 1 ≤ i ≤ m và 1 ≤ j ≤ p.[27] Ví dụ, phần tử gạch chân bên dưới 2340 trong tích được xác định bằng (2 × 1000) + (3 × 100) + (4 × 10) = 2340:

[ 2 _ 3 _ 4 _ 1 0 0 ] [ 0 1000 _ 1 100 _ 0 10 _ ] = [ 3 2340 _ 0 1000 ] . {\displaystyle {\begin{aligned}{\begin{bmatrix}{\underline {2}}&{\underline {3}}&{\underline {4}}\\1&0&0\\\end{bmatrix}}{\begin{bmatrix}0&{\underline {1000}}\\1&{\underline {100}}\\0&{\underline {10}}\\\end{bmatrix}}&={\begin{bmatrix}3&{\underline {2340}}\\0&1000\\\end{bmatrix}}.\end{aligned}}}

Phép nhân ma trận thỏa mãn quy tắc (AB)C = A(BC) (tính chất kết hợp), và (A+B)C = AC+BC cũng như C(A+B) = CA+CB (luật phân phối trái và phải), khi kích thước của các ma trận tham gia vào phép nhân thỏa mãn yêu cầu của tích hai ma trận.[28] Tích AB có thể xác định trong khi BA không nhất thiết phải xác định, tức là nếu AB lần lượt có số chiều m-x-n và n-x-k, và m ≠ k. Thậm chí khi cả hai tích này đều tồn tại thì chúng không nhất thiết phải bằng nhau, tức là

ABBA,

hay phép nhân ma trận không có tính giao hoán, một đặc điểm khác với các trường số (hữu tỉ, thực, hay phức) mà tích của các số không phụ thuộc vào thứ tự của các số thực hiện trong phép nhân. Ví dụ về nhân hai ma trận không có tính giao hoán:

[ 1 2 3 4 ] [ 0 1 0 0 ] = [ 0 1 0 3 ] , {\displaystyle {\begin{bmatrix}1&2\\3&4\\\end{bmatrix}}{\begin{bmatrix}0&1\\0&0\\\end{bmatrix}}={\begin{bmatrix}0&1\\0&3\\\end{bmatrix}},}

trong khi

[ 0 1 0 0 ] [ 1 2 3 4 ] = [ 3 4 0 0 ] . {\displaystyle {\begin{bmatrix}0&1\\0&0\\\end{bmatrix}}{\begin{bmatrix}1&2\\3&4\\\end{bmatrix}}={\begin{bmatrix}3&4\\0&0\\\end{bmatrix}}.}

Bên cạnh phép nhân ma trận thông thường như đã miêu tả, có một số phép toán tác dụng lên ma trận ít gặp mà có thể coi như là phép nhân ma trận, ví dụ như tích Hadamardtích Kronecker.[29] Chúng xuất hiện khi giải phương trình ma trận, như phương trình Sylvester.

Phép toán hàng

Bài chi tiết: Phép toán hàng

Có ba loại phép toán hàng:

  1. cộng hàng, tức là cộng các hàng lại với nhau.
  2. nhân hàng, tức là nhân mọi phần tử trong hàng với một hằng số khác 0;
  3. chuyển hàng, thay đổi vị trí hai hàng cho nhau trong ma trận;

Các phép toán này được áp dụng trong một số lĩnh vực, bao gồm giải phương trình tuyến tính và tìm ma trận ngược.

Ma trận con

Ma trận con của một ma trận nhận được bằng cách xóa bất kỳ các hàng và / hoặc các cột.[30][31][32] Ma trận con được ký hiệu là Mij với i là dòng bị xóa, j là cột bị xóa. Ví dụ, từ ma trận 3 x 4, chúng ta có thể tạo ra ma trận con 2x3 bằng cách xóa hàng 3 và cột 2:

A = [ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ] → [ 1 3 4 5 7 8 ] . {\displaystyle \mathbf {A} ={\begin{bmatrix}1&\color {red}{2}&3&4\\5&\color {red}{6}&7&8\\\color {red}{9}&\color {red}{10}&\color {red}{11}&\color {red}{12}\end{bmatrix}}\rightarrow {\begin{bmatrix}1&3&4\\5&7&8\end{bmatrix}}.}

Định thức con và phần phụ đại số của ma trận tìm được bằng cách tính định thức của những ma trận con nhất định.[32][33]

Ma trận con chính là một ma trận con vuông thu được bằng cách xóa đi một số hàng và cột. Mỗi tác giả có một cách định nghĩa khác nhau. Theo một số tác giả, ma trận con chính là một ma trận con mà tập chỉ số hàng còn lại bằng tập chỉ số cột còn lại.[34][35] Một số tác giả khác định nghĩa ma trận con chính là một trong những ma trận con có k hàng và cột đầu tiên, đối với một số giá trị k, là những ma trận còn lại sau khi xóa hàng hoặc/và cột;[36] loại ma trận con này còn được gọi là ma trận con chính trước (leading principal submatrix).[37]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ma_trận_(toán_học) http://orion.uwaterloo.ca/~hwolkowi/matrixcookbook... http://autarkaw.com/books/matrixalgebra/index.html http://www.dotnumerics.com/MatrixCalculator/ http://books.google.com/?id=ULMmheb26ZcC&pg=PA1&dq... http://books.google.com/books?id=5GQPlxWrDiEC&pg=P... http://books.google.com/books?id=CBhDAQAAIAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=jfQ9E0u4pLAC&pg=P... http://books.google.com/books?id=r-kZAQAAIAAJ&pg=P... http://www.idomaths.com/matrix.php http://www.merriam-webster.com/dictionary/matrix